Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020

Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014

01/10/2020
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020
Tải văn bản chi tiết

<div>Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14,</div><div>có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Những điểm cập nhật chính của Luật Doanh</div><div>nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 được tóm tắt dưới đây:</div>

1. Doanh nghiệp nhà nước

Tại khoản 11 Điều 4 và Điều 88, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm: 

  • Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc;
  • Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2. Các đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tại Khoản 2 Điều 17 bổ sung một số trường hợp đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

  • Công nhân, công an trong các cơ quan;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Phương thức đăng ký doanh nghiệp và dấu của doanh nghiệp

Tại Khoản 1 Điều 26, ngoài hình thức đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh,  bổ sung thêm 2 phương thức đăng ký doanh nghiệp mới:

  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tại Điều 43, Con dấu bao gồm con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc con dấu dưới dạng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Bỏ quy định thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, không còn quy định việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước làm chủ sở hữu và ban kiểm soát

Tại Khoản 2, Điều 79, công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước thì phải thành lập Ban kiểm soát; 
Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nếu có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.

5. Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh hoạt động không theo luật doanh nghiệp