Kiểm toán nội bộ: Cơ cấu nhân sự và tuyển dụng?

Gồm những vị trí nào, với chức năng/nhiệm vụ như thế nào?

Câu hỏi thường gặp
| 22/11/2020
Co cau nhan su cua bo phan KTNB

Cơ cấu nhân sự của bộ phận Kiểm toán Nội bộ nên như thế nào? Gồm những vị trí nào, với chức năng/nhiệm vụ như thế nào?

Bộ phận kiểm toán nội bộ, về cơ bản, có những vị trí sau:

1. Người phụ trách kiểm toán nội bộ (hay còn gọi là Trưởng Bộ phận Kiểm toán nội bộ), về cơ bản có những trách nhiệm sau:

  • chịu trách nhiệm quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện tốt các chức năng (nhiệm vụ) của bộ phận này theo quy chế được ban hành bởi doanh nghiệp, và tuân thủ chặt chẽ đối với các quy định liên quan.
  • chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả của các cuộc kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
  • trao đổi với với các cấp lãnh đạo và điều hành về tất cả các nội dung cần sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy chế, giải trình các phát hiện kiểm toán quan trọng, và đề xuất các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.

Tham khảo thêm Điều 24 của Nghị định 05/2019/NĐ-CP

2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ (hay còn gọi là kiểm toán viên nội bộ), về cơ bản có trách nhiệm thực hiện tốt các cuộc kiểm toán được giao, và bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan.

Tham khảo thêm Điều 23 của Nghị định 05/2019/NĐ-CP

3. Trợ lý cho các vị trí trên: có trách nhiệm hỗ trợ cho Trưởng bộ phận và Kiểm toán viên thực hiện các công việc chi tiết theo yêu cầu.

Tuyển nhân sự cho bộ phận này có quy định bắt buộc nào không, cần lưu ý những gì?

Quy định duy nhất liên quan là Điều 11 của Nghị Định 05/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 11. Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ

1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.

2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.

3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.

4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.

Theo ý kiến của chúng tôi, ngoài những tiêu chuẩn cơ bản như trên, doanh nghiệp nên ưu tiên:

  • những người có ý thức cao về tính tuân thủ, tính độc lập và khách quan, đây là những phẩm chất cốt lõi cần phải có của công việc này.
  • những người có tính cách phù hợp với công việc đòi hỏi sự tương tác hiệu quả với nhiều người và ở nhiều loại tình huống khác nhau.
  • những người có các chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp về kiểm toán nội bộ vì họ có sẵn những tư duy và phương pháp đúng về kiểm toán nội bộ, và đa số là có sự chuyên tâm phát triển nghề kiểm toán nội bộ.

Các tài liệu khác liên quan

Các quy định liên quan
Tổng hợp quy định của VN và Quốc tế về Kiểm toán Nội bộ
Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp về Kiểm toán Nội bộ
Bài viết chuyên môn
Tổng hợp các bài viết, nhận định từ chuyên gia
Các quy định liên quan
Tổng hợp quy định của VN và Quốc tế về Kiểm toán Nội bộ
Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp về Kiểm toán Nội bộ
Bài viết chuyên môn
Tổng hợp các bài viết, nhận định từ chuyên gia
Tại Crowe Vietnam, chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ được thiết kế riêng theo nhu cầu của doanh nghiệp, vui lòng tìm hiểu chi tiết phía dưới