1. Chuyển giao công nghệ
Phạm vi hoạt động chuyển giao công nghệ khá rộng. Công nghệ chuyển giao phải không nằm trong danh mục các công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc danh mục các công nghệ cấm chuyển giao, quy định tại các Phụ lục 2 và 3 của Nghị định 120. Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau:
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
2. Mua cổ phần trong công ty Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài dù là cá nhân hay tổ chức đều có thể nắm giữ hoặc mua tới 100% cổ phần tại tất cả loại hình công ty trong nước, trừ một số trường hợp đặc biệt như đầu tư vào các ngành cụ thể (như ngân hàng) hoặc vào các công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài (lên tới 49%) hoặc do điều lệ của công ty đại chúng, công ty niêm yết có quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và đã báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành công nhận và đối xử đối với các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài (có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông) ở mức dưới 51% vốn điều lệ tương tự như đối với các công ty Việt Nam được thành lập trong nước.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 tạo lập cơ sở pháp lý cho bên nước ngoài mua phần vốn góp/cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Quyền này được quy định cụ thể hơn trong một số văn bản dưới luật, bao gồm Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2015, hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 6/9/2010 hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (“Thông tư 131”); Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (“Thông tư 19”); v.v. Bao trùm toàn bộ các ngành dịch vụ và bổ sung cho các quy định pháp lý nêu trên của Việt Nam là cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, cụ thể được phản ánh trong Biểu cam kết dịch vụ, có hiệu lực từ ngày 11/01/2007.
3. Nhà thầu nước ngoài
Thương nhân nước ngoài có thể tham gia đấu thầu để thực hiện các dự án và các công việc kinh doanh khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thầu nước ngoài thường gặp khó khăn khi đấu thầu tại Việt Nam vì vẫn thiếu các quy định chung về vấn đề này.
Để trở thành một nhà thầu hoặc nhà thầu phụ xây dựng tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
4. Hoạt động gia công
Các bên nước ngoài có thể thuê các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gia công các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, hợp đồng gia công chỉ được ký sau khi được Bộ Công Thương cấp phép. Hợp đồng giao công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và phải tối thiểu bao gồm những điều khoản theo quy định.
Các bên đặt gia công nước ngoài được quyền nhận và chuyển sản phẩm hoàn thiện, nguyên liệu và thiết bị cho thuê chưa sử dụng hết ra nước ngoài. Để giám sát các hoạt động gia công trong nước và hướng dẫn về các vấn đề kỹ thuật, bên đặt gia công nước ngoài có thể cử chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam.
5. Khu công nghiệp (IZ), khu kinh tế (EZ), khu công nghệ cao (HTZ) và các khu chế xuất (EPZ)
Các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao không phải là các phương tiện điển hình cho đầu tư nước ngoài, nhưng khu chế xuất và khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đó là lý do mà nội dung này được mô tả tại đây. Mục đích của khu chế xuất và khu công nghiệp là để cung cấp cơ sở chung, hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến và lắp ráp sản phẩm (chỉ để phục vụ xuất khẩu nếu là khu chế xuất). Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích đặt tại các khu này vì các tại đây có cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ vận chuyển hàng hoá và tiện ích tốt, cũng như sẵn có các dịch vụ cần thiết.
Về nguyên tắc, đầu tư xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc khu công nghệ cao phải tuân thủ các thủ tục và quy định giống như việc đầu tư của nước ngoài vào các khu này cũng như vào các khu vực khác của đất nước. Để thu hút hơn nữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một số ưu đãi nếu đầu tư xây dựng khu chế xuất và khu công nghiệp, trong đó có ưu đãi về thủ tục cấp phép dễ dàng hơn, thời hạn dài hơn và ưu đãi về thuế.
6. Vấn đề về đất đai
Tất cả đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước, là đại diện của nhân dân, có quyền duy nhất trong việc quản lý đất đai. Ở Trung ương, Quốc hội có quyền lực tối cao trong việc giám sát và quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc quản lý hàng ngày được giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Việc sử dụng đất luôn phải gắn với quyền sử dụng đất hợp pháp, được xác nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần/phần vốn góp, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư) có thể có được quyền sử dụng đất tại Việt Nam thông qua việc thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (thường thấy trong các trường hợp của công ty 100% vốn nước ngoài), hay giao đất có thu tiền sử dụng đất (chỉ đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê); thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của đối tác Việt Nam (thường thấy trong các trường hợp của công ty liên doanh); hoặc thông qua nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất. Trong mọi trường hợp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện căn cứ vào quyết định cho thuê đất hoặc quyết định giao đất do các cơ quan liên quan cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với hợp đồng thuê đất được ký giữa các cơ quan liên quan cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
7. Giải quyết tranh chấp thương mại
Luật pháp Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết của các bên trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Trên thực tế, các bên (bên nước ngoài và bên Việt Nam) có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một bên thứ ba (bên trung gian, hòa giải viên) để cùng tìm ra một giải pháp thiện chí để giải quyết các bất đồng.
Nếu các nỗ lực hòa giải/ giải quyết trên tinh thần thiện chí không thành, các bên có thể đưa vấn đề tranh chấp ra các cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau, trong và ngoài Việt Nam, để giải quyết, bao gồm: