IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý

Chuẩn mực IFRS số 13 về xác định giá trị hợp lý có tác động lớn đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập toàn diện và thuyết minh báo cáo tài chính. Chuẩn mực này chỉ áp dụng đối với các khoản mục tài sản và nợ phải trả có giá trị được xác định theo giá trị hợp lý.

Để xác định các khoản mục tài sản và nợ phải trả có giá trị được xác định theo giá trị hợp lý, Doanh nghiệp cần xem chi tiết tại các chuẩn mực liên quan đến từng khoản mục này. Bảng bên dưới liệt kê mối liên kết giữa các chuẩn mực có liên quan đến chuẩn mực IFRS 13:

IFRS

Yêu cầu

Cho phép

Diễn giải

IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh

x

 

Tất cả các tài sản và nợ phải trả trong hợp nhất kinh doanh được đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày mua lại.

IFRS 5 - Tài sản dài hạn được giữ để bán và ngừng hoạt động

x

 

Tài sản dài hạn hoặc nhóm tài sản thanh lý sau khi được phân loại là nắm giữ để bán sẽ được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá trị còn lại trên sổ sách và giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán tài sản.

IAS 16 - Tài sản, Nhà máy và Thiết bị

 

x

Doanh nghiệp được phép lựa chọn mô hình chi phí hoặc mô hình đánh giá lại để đo lường sau ghi nhận ban đầu.

Tài sản được phản ánh theo mô hình đánh giá lại, là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao và suy giảm giá trị tài sản sau ngày đánh giá lại, với điều kiện là giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

IAS 19 - Phúc lợi của người lao động

x

 

Áp dụng đối với chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước: Việc đo lường giá trị ròng của tài sản hoặc nợ phải trả xác định yêu cầu: áp dụng phương pháp định giá bảo hiểm, phân bổ phúc lợi cho các giai đoạn mà người lao động làm việc, và sử dụng các giả định thống kê bảo hiểm. Giá trị hợp lý của bất kỳ tài sản kế hoạch nào được trừ khỏi giá trị hiện tại của nghĩa vụ phúc lợi đã xác định để xác định khoản thâm hụt hay thặng dư.

IAS 28 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

& IFRS 11 - Thỏa thuận liên doanh

 

x

Khi một khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc công ty liên doanh được nắm giữ hoặc gián tiếp nắm giữ thông qua một đơn vị là một tổ chức đầu tư vốn mạo hiểm, một quỹ hỗ trợ, ủy thác đơn vị, hoặc các tổ chức tương tự bao gồm các quỹ bảo hiểm liên kết đầu tư, nhà đầu tư có thể chọn để xác định khoản đầu tư theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ phù hợp theo IFRS 9.

IAS 36 - Đánh giá tài sản

x

 

IAS 36 hướng đến việc đảm bảo tài sản không được ghi nhận nhiều hơn giá trị có thể thu hồi. Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi chi phí thanh lý so với giá trị sử dụng.

IAS 38 - Tài sản cố định vô hình

 

x

Doanh nghiệp được phép lựa chọn mô hình chi phí hoặc mô hình đánh giá lại để đo lường sau ghi nhận ban đầu.

Tài sản được phản ánh theo mô hình đánh giá lại, là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao và suy giảm giá trị tài sản sau ngày đánh giá lại, với điều kiện là giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

IFRS 9 - Công cụ tài chính

x

 

Tất cả các công cụ tài chính được đo lường ban đầu theo giá trị hợp lý, cộng hoặc trừ chi phí giao dịch trong trường hợp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ.

IAS 40 - Bất Động sản Đầu tư

 

x

Doanh nghiệp được phép lựa chọn giữa mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình giá gốc để đo lường sau ghi nhận ban đầu.

IAS 41 - Nông nghiệp

x

 

Tài sản sinh học được xác định giá trị tại lần đầu ghi nhận và tại thời kiểm kết thúc kỳ kế toán bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán.

Sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch từ tài sản sinh học của Doanh nghiệp cần được đánh giá dựa trên giá trị hợp lý trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch.

Chuẩn mực IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý đưa ra định nghĩa về giá trị hợp lý, thiết lập một quy tắc để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin liên quan đến đo lường giá trị hợp lý. Trong đó, tập trung vào:
• Thiết lập một bộ quy tắc cho tất cả các phương pháp đo lường giá trị hợp lý, từ đó giảm độ phức tạp và cải thiện tính nhất quán trong việc áp dụng các nguyên tắc đo lường giá trị hợp lý
• Xác định một cách chính xác định nghĩa của giá trị hợp lý và cung cấp tính minh bạch bởi các yêu cầu về thuyết minh và trình bày về giá trị hợp lý;

Các vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi

Nội dung

IFRS

IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý

Mục tiêu

IFRS 13 được ban hành để thay thế hướng dẫn về đo lường giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IFRS hiện tại bằng một chuẩn mực duy nhất.

IFRS 13 định nghĩa giá trị hợp lý, cung cấp hướng dẫn về cách xác định giá trị hợp lý và yêu cầu thuyết minh về đo lường giá trị hợp lý.

Tuy nhiên, IFRS 13 không thay đổi các yêu cầu liên quan đến chỉ tiêu nào cần được đo lường hoặc thuyết minh giá trị hợp lý.

Các khái niệm quan trọng nhất

(a) Giá trị hợp lý: Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả khi chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị giao dịch.

(b) Thị trường hoạt động: Một thị trường trong đó các giao dịch cho tài sản hoặc nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá trên cơ sở hoạt động liên tục.

(c) Thị trường chính yếu: Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả.

(d) Thị trường thuận lợi nhất: Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu sẽ phải trả để chuyển giao các nghĩa vụ, sau khi tính đến chi phí giao dịch và vận chuyển

Cấp độ của Giá trị hợp lý

(a) Cấp 1: Giá niêm yết trên thị trường hoạt động đối với các tài sản hoặc nợ phải trả cùng loại mà doanh nghiệp có thể tiếp cận vào ngày định giá

(b) Cấp 2: Giá có yếu tố đầu vào không phải giá niêm yết ở cấp độ 1 có thể quan sát được trên thị trường đối với các loại tài sản hoặc nợ phải trả, theo các Phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

(c) Cấp 3: Giá có yếu tố đầu vào không quan sát được trên thị trường đối với tài sản và nợ phải trả.

Mục tiêu của việc xác định Giá trị hợp lý

Để ước tính giá mà giao dịch bán tài sản hoặc chuyển giao trách nhiệm sẽ diễn ra giữa những người tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại

Kỹ thuật định giá

Công ty sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với bối cảnh và trong đó có đủ dữ liệu sẵn có để đo lường giá trị hợp lý, tối đa hóa việc sử dụng các đầu vào phù hợp quan sát được và giảm tối thiểu việc sử dụng các đầu vào không quan sát được. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi:

(a) Phương pháp giá thị trường: sử dụng giá cả và các thông tin liên quan khác, được tạo ra bởi các giao dịch thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả.

(b) Phương pháp chi phí: Kỹ thuật định giá phản ánh giá trị yêu cầu hiện tại để thay thế khả năng sử dụng của tài sản

(c) Phương pháp thu nhập: Chuyển đổi số tiền trong tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) về một số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh kỳ vọng của thị trường hiện tại về những khoản tiền trong tương lai.

Trong một số trường hợp, một kỹ thuật định giá duy nhất sẽ là phù hợp, nhưng vẫn có những trường hợp có thể kết hợp nhiều kỹ thuật nếu thấy phù hợp.

Thuyết minh thông tin

IFRS 13 quy định doanh nghiệp thuyết minh thông tin giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính có thể tiếp cận đươc:

(a) Đối với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ hoặc không định kỳ trong báo cáo cân đối kế toán sau khi ghi nhận ban đầu: các kỹ thuật định giá và thông tin đầu vào được sử dụng để phát triển các phép đo đó;

(b) Đối với các phương pháp xác định giá trị hợp lý bằng cách sử dụng các thông tin đầu vào quan trọng nhưng không thể theo dõi được trên thị trường: ảnh hưởng của phương pháp này đến lợi nhuận hoặc thua lỗ hoặc thu nhập toàn diện khác trong kỳ;

(c) IFRS 13 yêu cầu thuyết minh cụ thể đối với việc xác định giá trị hợp lí trong kỳ báo cáo, hệ thống phân cấp giá trị hợp lý.

Những việc cần thực hiện?

• Bước 1: Xác định số dư hoặc giao dịch phải (hoặc có thể) được đo lường hoặc công bố theo giá trị hợp lý và khi nào việc đo lường (công bố) đó là cần thiết.
• Bước 2: Tham khảo IFRS 13 để được hướng dẫn về cách xác định giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu.
• Bước 3: Tham khảo các IFRS để xác định xem việc đo lường tiếp theo số dư tài khoản có theo giá trị hợp lý hay không và/hoặc nếu cần thiết phải thuyết minh về giá trị hợp lý.

Tại Crowe Vietnam, chúng tôi cung cấp các dịch vụ liên quan đến Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), vui lòng tìm hiểu chi tiết phía dưới