Kế toán

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (“VAS) và các quy định liên quan do Bộ Tài chính ban hành đã được sử dụng để ghi nhận kế toán, chuẩn bị và trình bày báo cáo tài chính. Có tất cả 26 chuẩn mực được ban hành từ năm 2001 đến năm 2005 và chưa được cập nhật phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay. Vì vậy, một số chuẩn mực kế toán mới về công cụ tài chính (IFRS 9), doanh thu (IFRS 15), cho thuê (IFRS 16), … vẫn chưa được sử dụng ở Việt Nam. 

2. Luật kế toán

 Luật kế toán bao gồm nội dung về công việc kế toán, bộ máy kế toán, nhân viên kế toán, dịch vụ kế toán, quản lý kế toán, được cung cấp bởi các cơ quan quản lý và hiệp hội kế toán. Ngoài ra, Luật Kế toán còn có những hướng dẫn thực hiện sau:

  • Đơn vị kế toán ở Việt Nam là Đồng (VND)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt. Trong trường hợp cần sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong bản ghi kế toán, sổ sách kế toán hoặc báo cáo tài chính được sử dụng ở Việt Nam, việc sử dụng cả Tiếng Việt và ngôn ngữ còn lại là bắt buộc.
  • Chu kỳ kế toán: 12 tháng. Chu kỳ kế toán đầu tiên không được vượt quá 15 tháng từ ngày cấp phép.
  • Doanh nghiệp phải bổ nhiệm một kế toán trưởng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và điều kiện theo quy định của Luật kiểm toán và quy định hướng dẫn.
  • Luật kế toán nghiêm cấm mọi các nhân chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đảm nhận vai trò kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc chịu trách nhiệm mua bán của doanh nghiệp.

3. Báo các tài chính

 Báo các tài chính cơ bản được xây dựng dựa theo Luật kế toán Việt Nam (VAS) và Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:

  • Bản Cân đối kế toán, bao gồm một mục riêng cho các khoản mục ngoại bảng;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và
  • Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ ở mọi giai đoạn kinh doanh: Gia nhập, Thành lập, Vận hành, Mở rộng, Mua bán Sáp nhập & Rút khỏi Thị trường. Vui lòng bấm nút bên dưới để xem thêm.