IFRS 15 - Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng

IFRS 15 “Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng”, cập nhật một số quy tắc mới về ghi nhận doanh thu. Chuẩn mực này yêu cầu các báo cáo cung cấp thông tin hữu ích về bản chất, số tiền, thời gian và sự không chắc chắn của doanh thu và dòng tiền từ hợp đồng với khách hàng.

Theo yêu cầu của IFRS 15, doanh thu được ghi nhận khi nghĩa vụ được thực hiện bằng cách chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết với khách hàng (đó là khi khách hàng có được quyền kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ đó).

Nghĩa vụ có thể được thực hiện tại một thời điểm (thường là cho các cam kết chuyển giao hàng hóa cho khách hàng) hoặc theo thời kỳ (thường là các cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng). Đối với nghĩa vụ được thực hiện theo thời kỳ, doanh nghiệp nên lựa chọn cách thức đo lường hợp lý về quá trình để xác định chính xác giá trị doanh thu nên được ghi nhận tương ứng với phần nghĩa vụ đã được thực hiện. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Viễn thông, Phát triển phần mềm và Bất động sản sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chuẩn mực kế toán mới này.

IFRS 15 giới thiệu mô hình năm bước về ghi nhận doanh thu, áp dụng cho tất cả các loại giao dịch, cho tất cả công ty và ngành công nghiệp. Tùy thuộc vào cách thức thực hiện nghĩa vụ, mô hình này sẽ được áp dụng trong hai phiên bản:
(1) Doanh thu ghi nhận nhiều kỳ
(2) Doanh thu ghi nhận theo thời điểm (trong một thời điểm nhất định).

Thời điểm ghi nhận doanh thu, nguyên tắc cơ bản của IFRS 15 là ghi nhận doanh thu khi quyền kiểm soát đối với sản phẩm/dịch vụ được chuyển giao cho khách hàng. Kiểm soát là một thuật ngữ rộng hơn so với tiêu chí rủi ro và lợi ích được sử dụng trước đây để xác định khi nào doanh thu sẽ được ghi nhận.

Các vấn đề chuyển đổi

Nội dung

IFRS

VAS

IFRS 15: Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng – VAS 14: Doanh thu

Phạm vi

Hợp đồng với khách hàng sẽ nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu đáp ứng tất cả năm (5) điều kiện sau:

 

a) Hợp đồng đã được các bên tham gia hợp đồng chấp thuận;

b) Quyền của mỗi bên liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định;

c) Điều khoản thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định;

d) Hợp đồng có bản chất thương mại; và

e) Có thể có sự trao đổi mà doanh nghiệp được hưởng để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được thu thập.

Việc ghi nhận doanh thu là quá trình kết hợp mà một mặt hàng đáp ứng định nghĩa về doanh thu trong Báo cáo kết quả kinh doanh khi thỏa mãn các điều kiện sau:

 

a) Doanh nghiệp có khả năng nhận được lợi ích kinh tế liên quan đến khoản mục doanh thu này; và

b) Giá trị doanh thu có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

Nguyên tắc chính

Nguyên tắc cốt lõi của IFRS 15 là doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu tương ứng với việc chuyển giao hàng

hóa hoặc dịch vụ đã cam kết với khách hàng theo giá trị phản ánh sự kỳ vọng mà doanh nghiệp dự kiến thu được từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Không đề cập.

Khung mô hình

năm bước**

Nguyên tắc cốt lõi này được đưa ra trong khuôn khổ mô hình năm bước:

1. Xác định (các) hợp đồng với khách hàng;

2. Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng;

3. Xác định giá giao dịch: sử dụng số tiền gần nhất với giá trị kỳ vọng;

4. Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng;

5. Ghi nhận doanh thu khi (hoặc tại thời điểm) doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thực hiện.

Doanh thu phải được ghi nhận như sau:

 

a) Cung cấp hàng hóa:

Khi chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích sang người mua, người bán đã không còn kiểm soát hàng hóa và giá trị có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

b) Cung cấp dịch vụ:

Ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ phần trăm hoàn thành.

c) Ghi nhận lãi:

Được ghi nhận trên cơ sở phân bổ.

d) Tiền bản quyền:

Được ghi nhận trên cơ sở dồn tích theo bản chất của hợp đồng.

e) Cổ tức:

Được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức.

Hướng dẫn thực

hiện cụ thể

Chuẩn mực IFRS 15 bao gồm các hướng dẫn thực hiện cụ thể sau:

(a) Các nghĩa vụ được thực hiện theo thời gian;

(b) Phương pháp đo lường tiến độ nhằm xác định mức độ hoàn thành của nghĩa vụ thực hiện;

(c) Doanh thu với quyền hoàn trả;

(d) Bảo hành;

(e) Nguyên tắc giao dịch bán hàng qua đại lý;

(f) Quyền chọn của khách hàng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung;

(g) Quyền lợi không thực hiện của khách hàng;

(h) Phí trả trước không hoàn lại;

(i) Bản quyền;

(j) Hợp đồng mua lại;

(k) Hợp đồng ký gửi;

(l) Hợp đồng đã xuất hóa đơn nhưng chưa giao hàng;

(m) Chấp nhận của khách hàng;

(n) Thuyết minh về phân tách doanh thu.

Không đề cập.

** Khung mô hình 5 bước:

Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng

Một hợp đồng được định nghĩa là một thỏa thuận (bao gồm cả bằng lời nói và ngầm ý), giữa hai hoặc nhiều bên, tạo ra các quyền và nghĩa vụ có thể thi hành và đưa ra các tiêu chí cho mỗi quyền và nghĩa vụ đó. Hợp đồng cần phải có tính chất thương mại và các doanh nghiệp có thể trao đổi và ghi nhận thu thập được hưởng.

Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng

Nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng là một lời hứa (bao gồm cả ngầm ý) để chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng. Mỗi nghĩa vụ thực hiện phải có khả năng tách biệt và được nhận dạng riêng trong hợp đồng.

Bước 3: Xác định giá giao dịch

Giá trị giao dịch là số tiền mà doanh nghiệp có thể được hưởng, để đổi lấy việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đã cam kết với khách hàng, ngoại trừ số tiền được thu thay cho bên thứ ba.

Bước 4: Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng

Đối với hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thực hiện, đơn vị sẽ phân bổ giá giao dịch cho từng nghĩa vụ thực hiện riêng, để đổi lấy việc đáp ứng từng nghĩa vụ thực hiện. Các phương pháp phân bổ giá giao dịch được chấp nhận bao gồm:

  • Phương pháp điều chỉnh theo đánh giá thị trường,
  • Chi phí ước tính cộng lãi, và
  • Cách tiếp cận còn lại trong một số trường hợp hạn chế. Giảm giá đưa ra phải được phân bổ tương ứng cho tất cả các nghĩa vụ thực hiện, trừ khi các tiêu chí nhất định được đáp ứng và không được phép phân bổ lại giá bán riêng lẻ sau giai đoạn ghi nhận ban đầu.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thực hiện

Doanh nghiệp nên ghi nhận doanh thu tại một thời điểm, ngoại trừ việc đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong ba tiêu chí bên dưới sẽ yêu cầu ghi nhận doanh thu theo thời gian:

  • Doanh nghiệp thực hiện chế tạo hoặc nâng cấp tài sản được kiểm soát bởi khách hàng,
  • Khách hàng đồng thời nhận và thanh toán cho lợi ích tương đương phần đã thực hiện của doanh nghiệp,
  • Tài sản được tạo ra không có công dụng thay thế khác đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền được thanh toán theo mức độ hoàn thành.

Những công việc cần thực hiện?

  • Cần thực hiện đánh giá tác động IFRS 15 cùng với các chuẩn mực khác, xem lại hợp đồng hiện tại với khách hàng và những xử lý kế toán có liên quan, đàm phán lại và sửa đổi hợp đồng, để phản ánh một cách thích hợp các điều khoản kinh tế của giao dịch, cùng với sự tham gia của các cố vấn pháp lý và kế toán để giải thích rõ hơn các điều khoản hợp đồng và khả năng áp dụng IFRS 15,
  • Điều chỉnh lại các hệ thống CNTT để tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực và các thay đổi cần thiết khác để đảm bảo sẵn sàng áp dụng IFRS 15.
Tại Crowe Vietnam, chúng tôi cung cấp các dịch vụ liên quan đến Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), vui lòng tìm hiểu chi tiết phía dưới