Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2025/TT-BTC (“Thông tư 32”) ngày 31/05/2025, hướng dẫn thi hành một số điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP (“Thông tư 70”) về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực từ 01/06/2025
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Bên bán hàng hóa/dịch vụ có thể ủy nhiệm cho bên thứ ba(*) đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử (“HĐĐT”) và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT để lập HĐĐT.
(*) Không yêu cầu bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán.
Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác
- Bán hàng hóa, dịch vụ khác có số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu để lập hóa đơn, gồm: Sản phẩm phái sinh, dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ của Sở Giao dịch hàng hóa… được lập hóa đơn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 70/2025/NĐ-CP)
- Cho thuê tài chính phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải có hóa đơn GTGT với tài sản mua vào đối với tài sản mua trong nước hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu đối với tài sản nhập khẩu;
- Khi lập hóa đơn, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn giá trị gia tăng đầu ra
phải khớp với số tiền thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cho thuê tài chính (hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu), thuế suất thể hiện ký hiệu “CTTC”
Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử
- Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; người nộp thuế thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 70/2025/NĐ-CP ngày 20/3/2025 của Chính phủ)
- Bắt buộc chuyển sang hóa đơn có mã của cơ quan thuế nếu người nộp thuế thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế theo quy định.
Theo đó, trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Sau 12 tháng, nếu muốn quay lại dùng hóa đơn không có mã, người nộp thuế có thể làm thủ tục xin chuyển lại, nhưng cơ quan thuế sẽ xem xét chấp thuận hay không tùy từng trường hợp.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh, thì:
Sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Áp dụng đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)...
Sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế: Áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh khác không thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tại từ máy tính tiền.
Tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 32/2025/TT-BTC quy định có 05 tiêu chí xác định rủi ro cao về thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ, giao Cục Thuế
quy định chỉ số tiêu chí nhằm đánh giá, xác định người nộp thuế thuộc diện rủi ro rất cao trên cơ sở đánh giá người nộp thuế trong công tác quản lý thuế.
Đọc Thông Tư